Khám phá xu hướng công nghệ trong quản lý nhà kho thông minh

Giải pháp nhà kho thông minh đang trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế đang có nhiều biến động. Do vậy việc ứng dụng công nghệ và tự động hoá trong việc quản lý kho hàng hoặc các nhà máy sản xuất ngày càng trở nên quan trọng. Giải pháp nhà kho thông minh không chỉ giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí, tăng tính hiệu quả mà còn đáp ứng linh hoạt với nhu cầu thị trường. Đây là một phần không thể thiếu góp phần cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. 

Nhà kho thông minh là gì

Nhà kho thông minh (Smart Warehouse) là hệ thống kho lưu trữ và quản lý hàng hoá sử dụng các công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo để tối ưu hoá quá trình quản lý và vận hành. Với mô hình này, các hoạt động trong nhà kho sẽ được kết hợp với Robot cấp lấy hàng tự động, xe tự hành AGV, băng tải di chuyển hàng hoá, cầu trục. Ngoài ra, giải pháp nhà kho thông minh còn bao gồm các phần mềm điều khiển và lưu trữ thông minh.

Một số đặc điểm của nhà kho thông minh:

  • Tự động hóa cao: Một trong những đặc điểm quan trọng của nhà kho thông minh là mức độ tự động hóa cao. Sử dụng robot, máy móc tự động và hệ thống điều khiển tự động để thực hiện các nhiệm vụ như di chuyển, đóng gói, và xếp dựa trên dữ liệu và chỉ thị từ hệ thống thông tin.
  • Công nghệ IoT: Những hệ thống này tích hợp các cảm biến và thiết bị IoT để thu thập thông tin về vị trí, trạng thái, và điều kiện của hàng hóa trong thời gian thực. Các dữ liệu này được sử dụng để theo dõi, quản lý, và tối ưu hóa hoạt động của kho.
  • Hệ thống quản lý thông tin: Sử dụng phần mềm quản lý kho thông minh để theo dõi lượng tồn kho, dự đoán nhu cầu, và cung cấp các báo cáo quản lý chi tiết. Hệ thống này cung cấp cái nhìn tổng thể về hiệu suất và khả năng quản lý dựa trên dữ liệu thời gian thực.
  • Trí tuệ nhân tạo và Machine Learning: Sử dụng các thuật toán AI và ML để phân tích dữ liệu, đưa ra dự đoán, và tối ưu hóa quy trình quản lý. Hệ thống này có khả năng học hỏi và điều chỉnh theo thời gian để cải thiện hiệu suất.
  • Hệ thống đám mây: Lưu trữ dữ liệu trực tuyến, cho phép quản lý từ xa và cung cấp tính linh hoạt trong việc quản lý dữ liệu.
  • Khả năng tích hợp với các hệ thống khác: Nhà kho thông minh thường có khả năng tích hợp với các hệ thống khác như hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM), hệ thống đặt hàng, và hệ thống vận chuyển để tạo ra một hệ thống toàn diện.
  • Khả năng mở rộng: Nhà kho thông minh được thiết kế để dễ dàng mở rộng theo nhu cầu. Các công nghệ mới có thể được tích hợp mà không làm gián đoạn quá trình hoạt động.

NHA-KHO-THONG-MINH-LA-GI

Giải pháp nhà kho thông minh được ứng dụng trong nhiều nhà máy sản xuất

Vì sao doanh nghiệp nên chuyển đổi từ mô hình nhà kho truyền thống sang nhà kho thông minh

Giải quyết bài toán thiếu hụt lao động

Một trong những thách thức không hề nhỏ với các doanh nghiệp là tìm kiếm nguồn nhân lực cao và co chuyên môn. Theo các chuyên gia nhân sự dự báo, tình trạng thiếu hụt lao động sẽ tiếp tục tăng. Và đây là vấn đề lâu dài mà doanh nghiệp cần phải khắc phục. Tình trạng này có sự đoán sẽ tác động mạnh tới thị trường cũng như ngành hậu cần, kho vận vào năm 2024. 

Để giải quyết bài toán về thiếu hụt nhân sự, doanh nghiệp cần xây dựng các chiến lược quản lý mới. Chẳng hạn như việc thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng. Đồng thời cải thiện điều kiện làm việc và tích hợp các công nghệ tự động hoá để lấp đầy khoảng trống quan trọng. Nhờ vậy mà mọi hoạt động quản lý trong kho hàng mới diễn ra suôn sẻ. 

Đồng bộ hoá dữ liệu trong kho hàng

Dự đoán vào năm 2024, thị trường sẽ chứng kiến nhiều doanh nghiệp thay đổi mô hình, từ phương pháp quản lý kho hàng truyền thống sang mô hình vận hành đồng bộ hoá các kho hàng. Dưới sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, mọi hoạt động trong kho hàng phải vận hành liền mạch để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Do vậy, việc tích dữ liệu theo thời gian thực, thiết bị IOT là yếu tố quan trọng giúp đồng bộ hoá hoạt động kho. Điều này giúp nâng cao khả năng hiển thị và đảm bảo chuỗi cung ứng gắn kết trong nhà kho thông minh. 

Tuân thủ nghiêm ngặt quy định quản lý kho

Việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn trong quản lý kho là vấn đề đáng lưu tâm của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp đang muốn phát triển và cải tiến hoạt động kho. Đối với những thay đổi cơ bản nhất, nếu không được hoạch định cấu trúc phù hợp, doanh nghiệp có thể vi phạm các quy định nghiêm ngặt của ngành. 

Duy trì tính bền vững

Việc chuyển đổi từ nhà kho truyền thống sang mô hình nhà kho thông minh có thể đóng góp tích cực vào mục tiêu bền vững của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp giảm tác động tích cực đối với môi trường và tối ưu hoá quy trình kinh doanh. Cụ thể:

Nhà kho thông minh thường tích hợp công nghệ số và trí tuệ nhân tạo, giúp giảm giấy tờ và quy trình thủ công. Điều này giúp giảm số lượng giấy tiêu thụ và giảm ảnh hưởng đối với môi trường. 

Khả năng linh hoạt của nhà kho thông minh giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với thay đổi trong nhu cầu thị trường, giúp giảm lãng phí và tối ưu hóa nguồn lực. 

Chi phí tăng cao

Việc đầu tư vào tự động hóa kho hàng sẽ cắt bớt những chi phí đang tăng cao mà không cần thiết cho doanh nghiệp. Với quá trình tự động hoá, doanh nghiệp sẽ tăng hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí nhân công, duy trì tính cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách linh hoạt hơn. Khi áp dụng tự động hóa trong quy trình quản lý kho, vấn đề tồn kho sẽ được khắc phục, vận hàng hóa nhanh hơn, từ đó giúp cải thiện lãng phí và nâng cao dịch vụ khách hàng.

Nhà kho thông minh giúp tăng năng suất, giảm chi phí nhân công và tăng tính linh hoạt trong quá trình vận hành

Xu hướng công nghệ ứng dụng trong nhà quản lý nhà kho thông minh 2024

Tự động hoá và Robot

AGV và AMR là phương tiện phổ biến trong các nhà kho thông minh. Ưu điểm của loại phương tiện này điều hướng linh hoạt và thực hiện nhiệm vụ chính xác như phân loại, vận chuyển hàng mà không cần sự can thiệp của con người. Điều này góp phần thúc đẩy hoạt động nhanh và hiệu quả hơn. 

Sự tương tác an toàn và hiệu quả giữa công nhân và các thiết bị tự động hoá góp phần nâng cao năng suất, ngăn ngừa các mối nguy hiểm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Bằng việc tích hợp các thiết bị tự động, di động, các nhà khi sẽ giảm được nhu cầu lao động trong việc xử lý hàng hoá. Điều này hạn chế tối đa sai sót của con người, từ đó cải thiện sự an toàn của người lao động. 

Trí tuệ nhân tạo (AI) và Machine Learning (ML)

Công nghệ AI và ML được sử dụng để dự đoán nhu cầu, giảm thiểu tồn kho không cần thiết, và tối ưu hóa lộ trình vận chuyển. Hệ thống có khả năng học từ dữ liệu lịch sử và thích ứng với thay đổi trong môi trường kinh doanh.

Internet vạn vật (IoT)

Các cảm biến IoT được sử dụng để theo dõi vị trí, trạng thái, và điều kiện của hàng hóa trong thời gian thực. Dữ liệu này được tự động chuyển đến hệ thống quản lý, giúp quản lý có cái nhìn toàn diện về hoạt động trong kho. Nhờ vậy mà doanh nghiệp sẽ đưa ra được những quyết định mang tính chủ động hơn dựa trên số liệu thống kê theo thời gian thực. 

Ngoài việc theo dõi chính xác số lượng hàng tồn kho, ứng dụng của IoT còn mở rộng kết nối với các hệ thống khác. Các cảm biến IoT cung cấp khả năng dự đoán thời gian bảo trì, phát hiện sự cố với thiết bị trước khi chúng hư hỏng, cải thiện hiệu suất máy để hoạt động trơn tru hơn. 

Phần mềm quản lý kho hàng 4.0

Phần mềm quản lý kho 4.0 thường có giao diện người dùng thân thiện, giúp người quản lý dễ dàng theo dõi và kiểm soát mọi khía cạnh của hoạt động kho.

Phần mềm này thường có khả năng tích hợp với các hệ thống khác như SCM (quản lý chuỗi cung ứng), ERP (quản lý nguồn lực doanh nghiệp), và các hệ thống vận chuyển, tạo ra một hệ thống toàn diện và liên kết.

Phân tích dữ liệu từ cảm biến IoT và các nguồn dữ liệu khác giúp phát hiện xu hướng, đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu thống kê và tối ưu hóa quá trình quản lý kho.

Hiện nay, các nền tảng quản lý trong nhà kho đã cung cấp khả năng truy cập trên nền tảng thiết bị di động. Điều này giúp người dùng dễ dàng truy cập và sử dụng. Các hệ thống này cung cấp khả năng hiển thị thời gian thực về việc lưu trữ, hàng tồn kho. Đồng thời tự động hóa quy trình làm việc và nâng cao hoạt động tổng thể của nhà kho thông minh. 

 AGV được sử dụng trong nhà kho thông minh để vận chuyển hành hoá mà không cần sự can thiệp của con người

Giải pháp quản lý kho thông minh 4.0 của RTC Technology

Công ty Cổ phần RTC Technology không chỉ cung cấp các thiết bị trong lĩnh vực tự động hoá mà còn giúp doanh nghiệp xây dựng giải pháp tổng thể là hệ sinh thái nhà kho thông minh.

RTC Technology tự hào là đối tác hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp giải pháp tự động hóa toàn diện, từ phần cứng đến phần mềm hệ thống. Với sự chuyên nghiệp và cam kết đem lại giải pháp tối ưu cho khách hàng. Chúng tôi đang đóng góp tích cực vào sự hiện đại hoá và tối ưu hoá quy trình sản xuất và Logistics cho doanh nghiệp. 

  • Gói giải pháp tổng thể xây dựng hệ sinh thái nhà kho thông minh giúp doanh nghiệp tiết kiệm không gian tới 50% và tăng hiệu quả đến 70% so với kho truyền thống.
  • Thông qua giải pháp xây dựng nhà kho thông minh, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quát về tình hình và hoạt động của kho hàng theo thời gian thực, kiểm soát hàng tồn kho chính xác, kiểm soát nhân viên kho, hỗ trợ việc lập kế hoạch mua hàng.
  • Với quy trình vận hành xuyên suốt, dữ liệu sẽ được đồng bộ và cập nhật chính xác, giúp tiết kiệm 90% thời gian trao đổi và xử lý công việc. 
  • Việc tích hợp các thiết bị như máy quét mã vạch từ các thương hiệu hàng đầu như Datalogic, Honeywell, Newland giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm dễ dàng. Bên cạnh đó, việc sử dụng máy quét cầm tay thay thế cho việc kiểm kê thủ công truyền thống sẽ tiết kiệm thời gian trong quá trình quản lý xuất, nhập hàng hóa trong kho.
  • Giải pháp sử dụng AGV, AMR giúp giảm chi phí lao động, tăng tính an toàn trong quá trình vận hành. Đồng thời tăng độ chính xác, cải thiện năng suất trong quá trình hoạt động. Tuỳ vào yêu cầu của mỗi doanh nghiệp, RTC sẽ thiết kế loại xe AGV phù hợp với tính năng và nhu cầu cụ thể. 

Tổng kết

Việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản lý kho vận giúp tăng cường hiệu suất kho, giảm thiểu thất thoát hàng hóa, tăng cường linh hoạt, tiết kiệm chi phí, tăng cường sự linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng với các yêu cầu thay đổi của thị trường.

XEM THÊM:

>> SỰ PHÁT TRIỂN CỦA AGV – CUỘC CÁCH MẠNG VỀ TỰ ĐỘNG HOÁ VÀ HẬU CẦN

>> TỰ ĐỘNG HOÁ KHO HÀNG VỚI GIẢI PHÁP TỔNG THỂ NHÀ KHO THÔNG MINH